UTC, UT và GMT là gì?
1. UTC/GMT
Như đã biết, chúng ta đang sống trên một quả địa cầu, trái đất cần 24 giờ để quay hết một vòng xung quanh trục của nó, ngoài ra nó cũng quay xung quanh mặt trời đây chính là lý do tại sao trong 24 giờ chúng ta có cả ngày và đêm.
Bề mặt trái đất được chia ra làm 24 múi giờ bởi 12 đường tròn kinh tuyến (circle of longitude) tiêu chuẩn, mỗi đường tròn này đi qua 2 điểm cực nam và cực bắc của trái đất.
Nửa đường tròn với 2 đầu mút tại điểm cực nam và cực bắc của trái đất và đi qua đài thiên văn học Greenwich (London, Anh) được gọi là đường kinh tuyến 0, và được coi là múi giờ GMT+0 (Hoặc UTC+0). Các đường kinh tuyến tiêu chuẩn khác ứng với các múi giờ UTC-11, UTC-10, ... UTC+11, UTC+12. Những người đang sống tại múi giờ UTC+12 là những người đón năm mới đầu tiên.
Múi giờ của Việt Nam là UTC+7, có nghĩa là người Việt Nam sẽ đón năm mới trước người Anh tại London 7 tiếng đồng hồ. Những người sống tại múi giờ UTC-11 sẽ đón năm mới sau cùng.
Hãy xem xét UTC+7, số +7 được gọi là phần bù múi giờ (time-zone offset). Hầu hết các quốc gia (hoặc vùng lãnh thổ) đều sử dụng múi giờ của đường kinh tuyến tiêu chuẩn gần nó nhất, nghĩa là phần bù (offset) là một số nguyên, tuy nhiên không phải là tất cả.
Ngày 15 tháng 8 năm 2015, Bắc Triều Tiên chính thức sử dụng múi giờ UTC+8:30 và gọi nó là giờ Bình Nhưỡng. Trước đó Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên đều sử dụng múi giờ UTC+9, hành động này của Bắc Triều Tiên mang động cơ chính trị vì họ ghét Nhật Bản. Thực tế, hai thủ đô trên bán đảo Triều Tiên là Bình Nhưỡng và Seoul chỉ cách nhau không đầy 200KM, và nằm trên 2 đường kinh tuyến rất gần nhau.
Các hướng dẫn Java Date Time
- Hướng dẫn và ví dụ Java ZoneId
- Hướng dẫn và ví dụ Java Temporal
- Hướng dẫn và ví dụ Java Period
- Hướng dẫn và ví dụ Java TemporalAdjusters
- Hướng dẫn và ví dụ Java MinguoDate
- Hướng dẫn và ví dụ Java TemporalAccessor
- Hướng dẫn và ví dụ Java JapaneseEra
- Hướng dẫn và ví dụ Java HijrahDate
- UTC, UT và GMT là gì?
- Hướng dẫn và ví dụ Date Time trong Java
- Giờ Tiết kiệm ánh sáng ban ngày (DST) là gì?
- Hướng dẫn và ví dụ Java LocalDate
- Hướng dẫn và ví dụ Java LocalTime
- Hướng dẫn và ví dụ Java LocalDateTime
- Hướng dẫn và ví dụ Java ZonedDateTime
- Hướng dẫn và ví dụ Java ZoneOffset
- Hướng dẫn và ví dụ Java JapaneseDate
- Hướng dẫn và ví dụ Java Duration
- Hướng dẫn và ví dụ Java TemporalQuery
- Hướng dẫn và ví dụ Java TemporalAdjuster
- Hướng dẫn và ví dụ Java ChronoUnit
- Hướng dẫn và ví dụ Java TemporalQueries
Show More
- Các hướng dẫn Java Web Services
- Hướng dẫn lập trình Java Servlet/JSP
- Các hướng dẫn lập trình JavaFX
- Các hướng dẫn lập trình Java SWT
- Các hướng dẫn Java Oracle ADF
- Java cơ bản
- Các hướng dẫn Java Collections Framework
- Các hướng dẫn Java IO
- Các hướng dẫn Struts2 Framework
- Các hướng dẫn Spring Boot
- Các hướng dẫn Spring Cloud
- Các hướng dẫn Maven
- Các hướng dẫn Gradle