Giờ Tiết kiệm ánh sáng ban ngày (DST) là gì?
1. DST là gì?
Thông thường, khoảng thời gian từ 4 giờ sáng cho tới 19 giờ chiều bạn có thể cảm nhận được ánh sáng mặt trời, khoảng thời gian còn lại trời tối và là lúc mọi người nghỉ ngơi hoặc ngủ. Theo thói quen mọi người đi ngủ lúc 24 giờ và thức dậy lúc 6 giờ sáng. Nếu mọi việc cứ diễn ra như vậy thì chẳng có gì để nói.
Hầu hết mọi nơi trên thế giới vào mùa hè bạn cảm nhận thấy ngày dài hơn, bình minh đến sớm hơn, bạn sẽ cảm nhận thấy ánh sáng mặt trời từ lúc 3 giờ sáng cho tới 21 giờ tối mỗi ngày. Tuy nhiên thói quen của hầu hết mọi người là không thay đổi, ngủ lúc 24 giờ đêm và dậy lúc 6 giờ sáng.
Trái đất của chúng ta quay quanh mặt trời và xoay quanh trục của nó. Mùa hè, tại một số nơi trên trái đất chẳng hạn như một số vùng tại Hoa Kỳ và Canada bạn có thể cảm nhận một cách rõ ràng bình minh bắt đầu từ lúc 2 giờ sáng, thời gian này mọi người vẫn đang ngủ và họ chỉ thức dậy sau 4 tiếng nữa.
Câu chuyện bắt đầu năm 1907, một nhà xây dựng người Anh tên là William Willet trong một lần cưỡi ngựa vào buổi sáng sớm đã nhận thấy rằng tất cả các ngôi nhà đang đóng cửa và mọi người đang say sưa ngủ mặc dù mặt trời đã mọc, và ông cảm nhận thấy rằng ánh sáng ban ngày đang bị lãng phí.
Ý tưởng của ông lúc đó là tại sao mọi người không đi ngủ sớm hơn, đi ngủ vào lúc 23 giờ tối ngày hôm trước và dậy vào lúc 5 giờ sáng ngày hôm sau. Hoặc có thể thực hiện nó theo một cách khác đó là vào mùa xuân và mùa hè tất cả mọi người nên vặn đồng hồ của họ nhanh hơn 1 giờ, và ông gọi đó là "Daylight Saving Time - DST" (Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày). Lúc 24 giờ tối và 6 giờ sáng trong DST sẽ tương ứng với 23 giờ tối và 5 giờ sáng trong trong giờ tiêu chuẩn. Bằng cú lừa của chiếc đồng hồ mọi người vẫn giữ được thói quen của họ đồng thời tiết kiệm được thời gian ánh sáng ban ngày.
Willet đã dành một tài sản nhỏ để vận động hành lang cho các doanh nhân, các thành viên của Nghị viện và Quốc hội Hoa Kỳ để ý tưởng của mình được thực hiện. Nhưng đề xuất của ông hầu hết đều vấp phải sự chế giễu. Một cộng đồng phản đối nó vì lý do đạo đức, gọi việc làm này là tội “nói dối” về thời gian thực.
2. Chiến tranh đã làm thay đổi mọi thứ
Thái độ đã thay đổi sau khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra. Chính phủ và người dân nhận thấy sự cần thiết phải bảo tồn than dùng để sưởi ấm cho các ngôi nhà. Người Đức là những người đầu tiên chính thức áp dụng hệ thống mở rộng ánh sáng vào năm 1915, như một biện pháp tiết kiệm nhiên liệu trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Điều này dẫn đến việc giới thiệu giờ mùa hè của Anh vào năm 1916: Từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 1 tháng 10, đồng hồ ở Anh đã đặt trước một giờ.
Mặc dù gặp rất nhiều phản đối từ công chúng, nhưng cuối cùng vấn đề đã được đưa ra quốc hội. Năm 1918, DST đã được áp dụng thử nghiệm tại Hoa Kỳ. Hai giờ sáng ngày 31 tháng 3 năm 1918 tất cả các đồng hồ tại Hoa Kỳ được điều chỉnh thêm một giờ. Canada cũng áp dụng chính sách tương tự vào cuối năm đó.
Mùa xuân và mùa hè, các đồng hồ tại Mỹ sẽ được thêm một giờ và thiết lập trở lại vào mùa thu và mùa đông.
Tuy nhiên, tại Mỹ cuộc thử nghiệm Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày (Daylight Saving Time) chỉ kéo dài cho đến năm 1920, khi luật này bị bãi bỏ do sự phản đối của những người chăn nuôi bò sữa (những con bò không chú ý đến đồng hồ). Không ít hơn 28 dự luật bãi bỏ Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày đã được đưa ra Quốc hội và luật đã bị xóa khỏi sổ sách.
Chủ đề về DST đã bị lãng quên cho tới khi nước Mỹ bị lôi vào cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng. DST lúc này là cần thiết để tiết kiệm năng lượng.
Việc tuân thủ múi giờ không nhất quán giữa các tiểu bang đã tạo ra sự nhầm lẫn đáng kể đối với dịch vụ xe buýt và xe lửa giữa các tiểu bang. Để khắc phục tình trạng này, Quốc hội đã thông qua Đạo luật về Giờ thống nhất vào năm 1966, thiết lập việc sử dụng nhất quán Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày ở Hoa Kỳ: Đồng hồ sẽ được đặt trước một giờ vào Chủ nhật cuối cùng của tháng 4 và lùi lại một giờ vào Chủ nhật cuối cùng của tháng 10.
Năm 1986, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua dự luật tăng khoảng thời gian Tiết kiệm ánh sáng ban ngày, dời ngày bắt đầu sang Chủ nhật đầu tiên của tháng Tư. Mục tiêu là bảo tồn dầu được sử dụng để sản xuất điện — ước tính khoảng 300.000 thùng hàng năm. (Năm 2005, toàn bộ tiểu bang Indiana trở thành tiểu bang thứ 48 tuân theo Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày.)
Các quy tắc cho DST đã thay đổi vào năm 2007 lần đầu tiên sau hơn 20 năm. Những thay đổi mới được ban hành bởi Đạo luật Chính sách Năng lượng năm 2005, đạo luật này đã kéo dài thời gian của DST vì lợi ích giảm tiêu thụ năng lượng. Các quy tắc đã tăng thời hạn của DST lên khoảng một tháng. DST hiện có hiệu lực trong 238 ngày, tức khoảng 65% trong năm, mặc dù Quốc hội Hoa Kỳ vẫn giữ quyền hoàn nguyên luật trước nếu thay đổi không được ưa chuộng hoặc nếu việc tiết kiệm năng lượng không đáng kể.
Hiện nay tại Mỹ, ngày bắt đầu DST là ngày chủ nhật thứ hai của tháng 3 và kết thúc là ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 11, nó được áp dụng cho hầu hết các tiểu bang của Hoa Kỳ.
Hawaii và Arizona là hai tiểu bang duy nhất ở Mỹ không tuân theo thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày. Tuy nhiên, một số vùng lãnh thổ hải ngoại không tuân theo giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày. Những lãnh thổ đó bao gồm Samoa thuộc Hoa Kỳ , Guam , Quần đảo Bắc Mariana , Puerto Rico và Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ.
Bản đồ dưới đây cho thấy các khu vực trên thế giới sử dụng DST (Cập nhập năm 2021).
Ngày bắt đầu và kết thúc DST tại Hoa Kỳ và châu Âu (Ngoại trừ một vài tiểu bang của Mỹ sử dụng giờ tiêu chuẩn):
United States | European Union | ||||
Year | DST Begins at 2 a.m. | DST Ends at 2 a.m. | Summertime period begins at 1 a.m. UT | Summertime period ends at 1 a.m. UT | |
2017 | March 12 | November 5 | March 26 | October 29 | |
2018 | March 11 | November 4 | March 25 | October 28 | |
2019 | March 10 | November 3 | March 31 | October 27 | |
2020 | March 8 | November 1 | March 29 | October 25 | |
2021 | March 14 | November 7 | March 28 | October 31 | |
2022 | March 13 | November 6 | March 27 | October 30 | |
2023 | March 12 | November 5 | March 26 | October 29 | |
2024 |
March 10
|
November 3
|
March 31
|
October 27
|
Thời gian bắt đầu và kết thúc của DST cũng khác nhau giữa các quốc gia.
Các hướng dẫn Java Date Time
- Hướng dẫn và ví dụ Java ZoneId
- Hướng dẫn và ví dụ Java Temporal
- Hướng dẫn và ví dụ Java Period
- Hướng dẫn và ví dụ Java TemporalAdjusters
- Hướng dẫn và ví dụ Java MinguoDate
- Hướng dẫn và ví dụ Java TemporalAccessor
- Hướng dẫn và ví dụ Java JapaneseEra
- Hướng dẫn và ví dụ Java HijrahDate
- UTC, UT và GMT là gì?
- Hướng dẫn và ví dụ Date Time trong Java
- Giờ Tiết kiệm ánh sáng ban ngày (DST) là gì?
- Hướng dẫn và ví dụ Java LocalDate
- Hướng dẫn và ví dụ Java LocalTime
- Hướng dẫn và ví dụ Java LocalDateTime
- Hướng dẫn và ví dụ Java ZonedDateTime
- Hướng dẫn và ví dụ Java ZoneOffset
- Hướng dẫn và ví dụ Java JapaneseDate
- Hướng dẫn và ví dụ Java Duration
- Hướng dẫn và ví dụ Java TemporalQuery
- Hướng dẫn và ví dụ Java TemporalAdjuster
- Hướng dẫn và ví dụ Java ChronoUnit
- Hướng dẫn và ví dụ Java TemporalQueries
Show More
- Các hướng dẫn Java Web Services
- Hướng dẫn lập trình Java Servlet/JSP
- Các hướng dẫn lập trình JavaFX
- Các hướng dẫn lập trình Java SWT
- Các hướng dẫn Java Oracle ADF
- Java cơ bản
- Các hướng dẫn Java Collections Framework
- Các hướng dẫn Java IO
- Các hướng dẫn Struts2 Framework
- Các hướng dẫn Spring Boot
- Các hướng dẫn Spring Cloud
- Các hướng dẫn Maven
- Các hướng dẫn Gradle