Giới thiệu về Raspberry Pi
1. Raspberry Pi là gì?
Raspberry Pi là một máy vi tính rất nhỏ gọn, có thể nằm gọn trong lòng bàn tay của bạn. Người ta đã tích hợp mọi thứ cần thiết trong đó để bạn sử dụng như một cái máy vi tính. Trên bo mạch của Raspberry Pi có CPU, GPU, RAM, khe cắm thẻ microSD, Wi-Fi, Bluetooth và các cổng USB.
Giá rẻ chính là một điều đặc biệt của Raspberry Pi, bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 35 USD để có được thiết bị này. Sau khi mua về bạn có thể cài đặt hệ điều hành cho nó (Thực chất là copy/paste một hệ điều hành nào đó vào trong thẻ nhớ của nó), gắn chuột, bàn phím và màn hình là bạn đã có được một cái máy tính để sử dụng.
Raspberry Pi 2 Model B+
Raspberry Pi ban đầu được tạo ra với mục đích phi lợi nhuận và hướng tới giáo dục, phiên bản đầu tiên của nóđược giới thiệu năm 2012. Sau nhiều năm phát triển, Raspberry Pi đã có nhiều phiên bản với khả năng xử lý mạnh mẽ hơn, nhờ vậy tiềm năng của nó ngày càng được nâng cao.
Tới năm 2017, nghĩa là 5 năm kể từ khi ra đời 12.5 triệu thiết bị Raspberry Pi đã được bán ra trên toàn thế giới, chỉ đứng sau Apple Macintosh và Microsoft Windows PC.
Tại sao bạn nên sử dụng Raspberry Pi?
- Giá thành rẻ.
- Đơn giản, dễ sử dụng, nhỏ gọn có thể bỏ túi mang đi khắp mọi nơi.
- Công cụ giúp bất kỳ ai, kể cả trẻ em tự học lập trình.
- Tiêu thụ điện năng thấp, Raspberry Pi có công suất chưa tới 5W.
- Có tính ứng dụng cao.
2. Raspberry Pi được sử dụng làm gì?
Có rất nhiều thứ bạn có thể làm với Raspberry Pi, bạn chỉ cần sử dụng Google và tìm kiếm với từ khoá "Raspberry Pi Projects" bạn sẽ thấy được nó được ứng dụng rộng rãi như thế nào. Trong bài viết này tôi giới thiệu một vài dự án như vậy.
Hô biến một cái TV cũ từ thời những năm 1980 của thế kỷ trước thành một cái TV thông minh.
Bạn có bao giờ nghĩ rằng chiếc TV cũ từ những năm 1980 của thế kỷ trước lại có thể lướt web và xem chương trình trên Netflix không? Nếu biết cách sử dụng Raspberry Pi và một số bộ chuyển đổi dây tín hiệu (Signal wire adapter) thì điều này hoàn toàn khả thi.
Có một vài phụ kiện giúp chẳng hạn như crimp bullet connector giúp bạn cắm trực tiếp Raspberry Pi vào màn hình máy tính hoặc tivi.
Kết hợp nhiều Raspberry Pi lại với nhau để tạo thành một siêu máy tính.
Bạn đã từng nghe thấy việc người ta tạo ra một siêu máy tính bằng cách kết hợp nhiều máy tính với nhau? Với một số tiền không lớn bạn cũng có thể tạo cho mình một siêu máy tính như vậy bằng cách kết hợp nhiều Raspberry Pi.
Máy chơi game trong hộp kẹo
Máy chơi game cầm tay mintyPi 2.0 sử dụng Raspberry Pi Zero và các thành phần khác, bao gồm: vỏ ngoài là một hộp kẹo, một màn hình nhỏ, một cái loa nhỏ, các nút bấm và pin.
Máy pha cà phê được điều khiển bởi điện thoại di động
Một nhà phát triển người Đức có tên Sascha Wolter cùng một vài người bạn của mình đã “chế tạo lại” chiếc máy pha cà phê Nespresso bằng cách gắn nó với một chiếc Raspberry Pi. Kết quả là phiên bản mới của chiếc máy pha cà phê này có thể được kích hoạt thông qua điện thoại.
Xe ô tô điều khiển từ xa
Website CMProgrammers đã đưa lên một clip giới thiệu cách làm một chiếc ô tô điều khiển từ xa bằng cách đặt lên đó một bộ máy tính Raspberry Pi.
Java cơ bản
- Tùy biến trình biên dịch java xử lý Annotation của bạn (Annotation Processing Tool)
- Lập trình Java theo nhóm sử dụng Eclipse và SVN
- Hướng dẫn và ví dụ Java WeakReference
- Hướng dẫn và ví dụ Java PhantomReference
- Hướng dẫn nén và giải nén trong Java
- Cấu hình Eclipse để sử dụng JDK thay vì JRE
- Phương thức String.format() và printf() trong Java
- Cú pháp và các tính năng mới trong Java 5
- Cú pháp và các tính năng mới trong Java 8
- Hướng dẫn sử dụng biểu thức chính quy trong Java
- Hướng dẫn lập trình đa luồng trong Java - Java Multithreading
- Thư viện điều khiển các loại cơ sở dữ liệu khác nhau trong Java
- Hướng dẫn sử dụng Java JDBC kết nối cơ sở dữ liệu
- Lấy các giá trị của các cột tự động tăng khi Insert một bản ghi sử dụng JDBC
- Hướng dẫn và ví dụ Java Stream
- Functional Interface trong Java
- Giới thiệu về Raspberry Pi
- Hướng dẫn và ví dụ Java Predicate
- Abstract class và Interface trong Java
- Access modifier trong Java
- Hướng dẫn và ví dụ Java Enum
- Hướng dẫn và ví dụ Java Annotation
- So sánh và sắp xếp trong Java
- Hướng dẫn và ví dụ Java String, StringBuffer và StringBuilder
- Hướng dẫn xử lý ngoại lệ trong Java - Java Exception Handling
- Hướng dẫn và ví dụ Java Generics
- Thao tác với tập tin và thư mục trong Java
- Hướng dẫn và ví dụ Java BiPredicate
- Hướng dẫn và ví dụ Java Consumer
- Hướng dẫn và ví dụ Java BiConsumer
- Bắt đầu với Java cần những gì?
- Lịch sử của Java và sự khác biệt giữa Oracle JDK và OpenJDK
- Cài đặt Java trên Windows
- Cài đặt Java trên Ubuntu
- Cài đặt OpenJDK trên Ubuntu
- Cài đặt Eclipse
- Cài đặt Eclipse trên Ubuntu
- Học nhanh Java cho người mới bắt đầu
- Lịch sử của bit và byte trong khoa học máy tính
- Các kiểu dữ liệu trong Java
- Các toán tử Bitwise
- Câu lệnh rẽ nhánh (if else) trong Java
- Câu lệnh rẽ nhánh switch trong Java
- Vòng lặp trong Java
- Mảng (Array) trong Java
- JDK Javadoc định dạng CHM
- Thừa kế và đa hình trong Java
- Hướng dẫn và ví dụ Java Function
- Hướng dẫn và ví dụ Java BiFunction
- Ví dụ về Java encoding và decoding sử dụng Apache Base64
- Hướng dẫn và ví dụ Java Reflection
- Hướng dẫn gọi phương thức từ xa với Java RMI
- Hướng dẫn lập trình Java Socket
- Các nền tảng nào bạn nên chọn để lập trình ứng dụng Java Desktop?
- Hướng dẫn và ví dụ Java Commons IO
- Hướng dẫn và ví dụ Java Commons Email
- Hướng dẫn và ví dụ Java Commons Logging
- Tìm hiểu về Java System.identityHashCode, Object.hashCode và Object.equals
- Hướng dẫn và ví dụ Java SoftReference
- Hướng dẫn và ví dụ Java Supplier
- Lập trình Java hướng khía cạnh với AspectJ (AOP)
Show More
- Hướng dẫn lập trình Java Servlet/JSP
- Các hướng dẫn Java Collections Framework
- Java API cho HTML & XML
- Các hướng dẫn Java IO
- Các hướng dẫn Java Date Time
- Các hướng dẫn Spring Boot
- Các hướng dẫn Maven
- Các hướng dẫn Gradle
- Các hướng dẫn Java Web Services
- Các hướng dẫn lập trình Java SWT
- Các hướng dẫn lập trình JavaFX
- Các hướng dẫn Java Oracle ADF
- Các hướng dẫn Struts2 Framework
- Các hướng dẫn Spring Cloud