openplanning

Hướng dẫn sử dụng Java JDBC kết nối cơ sở dữ liệu

  1. Database sử dụng trong tài liệu này
  2. JDBC là gì?
  3. Java kết nối với database dựa trên nguyên tắc nào?
  4. Download một số các driver quan trọng
  5. Tạo project để bắt đầu ví dụ với JDBC
  6. Connection
  7. Sử dụng JDBC API truy vấn dữ liệu
  8. Các kiểu ResultSet
  9. Ví dụ Insert dữ liệu
  10. PreparedStatement
  11. CallableStatement
  12. Điều khiển giao dịch (Transaction)
  13. Thực thi một lô lệnh (Batch)

1. Database sử dụng trong tài liệu này

Tài liệu hướng dẫn này sẽ hướng dẫn các sử dụng Java kết nối vào database. Database được sử dụng làm mẫu trong tài liệu này là "simplehr". Bạn có thể xem các script tạo database tại:

2. JDBC là gì?

JDBC (Java Database Connectivity) là một API tiêu chuẩn dùng để tương tác với các loại cơ sở dữ liệu quan hệ. JDBC có một tập hợp các class và các Interface dùng cho ứng dụng Java có thể nói chuyện với các cơ sở dữ liệu.
Các thành phần của JDBC Api về cơ bản bao gồm:
  • DriverManager:
    • Là một class, nó dùng để quản lý danh sách các Driver (database drivers).
  • Driver:
    • Là một Interface, nó dùng để liên kết các liên lạc với cơ sở dữ liệu, điều khiển các liên lạc với database. Một khi Driver được tải lên, lập trình viên không cần phải gọi nó một cách cụ thể.
  • Connection :
    • Là một Interface với tất cả các method cho việc liên lạc với database. Nó mô tả nội dung liên lạc. tất cả các thông tin liên lạc với cơ sở dữ liệu là thông qua chỉ có đối tượng Connection.
  • Statement :
    • Là một Interface, gói gọn một câu lệnh SQL gửi tới cơ sở dữ liệu được phân tích, tổng hợp, lập kế hoạch và thực hiện.
  • ResultSet:
    • ResultSet đại diện cho tập hợp các bản ghi lấy do thực hiện truy vấn.

3. Java kết nối với database dựa trên nguyên tắc nào?

Java sử dụng JDBC để làm việc với các cơ sở dữ liệu.
Ví dụ bạn làm việc với cơ sở dữ liệu Oracle từ Java bạn cần phải có Driver (Đó là class điều khiển việc kết nối với loại cơ sở dữ liệu bạn muốn). Trong JDBC API chúng ta có java.sql.Driver, nó chỉ là một interface, và nó có sẵn trong JDK. Như vậy bạn phải download thư viện Driver ứng với loại Database mà bạn mong muốn.
  • Chẳng hạn với Oracle thì class thi hành Interface java.sql.Driver đó là: oracle.jdbc.driver.OracleDriver
java.sql.DriverManager là một class trong JDBC API. Nó làm nhiệm vụ quản lý các Driver.
Bạn hãy xem hình minh họa dưới đây:
Chúng ta có 2 cách để làm việc với một loại cơ sở dữ liệu cụ thể nào đó.
  • Cách 1: Bạn hãy cung cấp thư viện Driver điều khiển loại cơ sở dữ liệu đó, đây là cách trực tiếp. Nếu bạn dùng DB oracle (hoặc DB khác) bạn phải download thư viện dành cho loại DB này.
  • Cách 2: Khai báo một "ODBC DataSource", và sử dụng cầu nối JDBC-ODBC để kết nối với "ODBC DataSource" kia. Cầu nối JDBC-ODBC là thứ có sẵn trong JDBC API.
Câu hỏi của chúng ta là "ODBC DataSource" là cái gì?

ODBC - Open Database Connectivity: Nó chính là một bộ thư viện mở, có khả năng kết nối với hầu hết các loại cơ sở dữ liệu khác nhau, và nó miễn phí. Được cung cấp bởi Microsoft.

ODBC DataSource: Trên hệ điều hành Window bạn có thể khai báo một kết nối ODBC tới một loại DB nào đó. Và như vậy chúng ta có một nguồn dữ liệu (Data Source).

Trong JDBC API, đã xây dựng sẵn một cầu nối JDBC-ODBC để JDBC có thể nói chuyện được với ODBC Data Source.
Về tốc độ, cách 1 sẽ nhanh hơn cách 2, vì cách 2 phải sử dụng tới cầu nối.

4. Download một số các driver quan trọng

Trong trường hợp nếu bạn không muốn sử dụng JDBC-ODBC, bạn có thể sử dụng cách trực tiếp kết nối vào Database, trong trường hợp đó cần phải download Driver ứng với mỗi loại DB này. Tại đây tôi hướng dẫn download một loại Driver cho các Database thông dụng:
  • Oracle
  • MySQL
  • SQLServer
  • ....
Bạn có thể xem hướng dẫn tại:
Kết quả chúng ta có một vài file:
Database
Library
Oracle
ojdbc6.jar
MySQL
mysql-connector-java-x.jar
SQL Server
jtds-x.jar
SQL Server
sqljdbc4.jar

5. Tạo project để bắt đầu ví dụ với JDBC

Tạo mới project JavaJdbcTutorial:
Tạo thư mục libs trên project và copy các thư viện kết nối trực tiếp các loại database Oracle, MySQL, SQLServer mà bạn vừa download được ở trên vào. Bạn có thể copy hết hoặc một trong các thư viện đó, theo loại DB mà bạn sử dụng.

Chú ý: Bạn chỉ cần download một Driver ứng với loại Database mà bạn quen thuộc. Cơ sở dữ liệu dùng làm ví dụ trong tài liệu này bạn có thể lấy tại:

Nhấn phải vào Project chọn Properties:
Giờ thì bạn có thể sẵn sàng làm việc với một trong các Database (Oracle, MySQL, SQL Server)

6. Connection

Trong tài liệu hướng dẫn này tôi sẽ hướng dẫn các kết nối vào cả 3 loại database:
  • MySQL
  • SQLServer
  • Oracle
Trong khi thực hành, bạn chỉ cần làm việc với một loại DB nào mà bạn quen thuộc.
Chúng ta tạo class ConnectionUtils để lấy ra đối tượng Connection kết nối với Database.
ConnectionUtils.java
package org.o7planning.tutorial.jdbc;

import java.sql.Connection;
import java.sql.SQLException;

public class ConnectionUtils {

  public static Connection getMyConnection() throws SQLException,
          ClassNotFoundException {
      // Sử dụng Oracle.
      // Bạn có thể thay thế bởi Database nào đó.
      return OracleConnUtils.getOracleConnection();
  }

  //
  // Test Connection ...
  //
  public static void main(String[] args) throws SQLException,
          ClassNotFoundException {

      System.out.println("Get connection ... ");

      // Lấy ra đối tượng Connection kết nối vào database.
      Connection conn = ConnectionUtils.getMyConnection();

      System.out.println("Get connection " + conn);

      System.out.println("Done!");
  }

}
OracleConnUtils.java
package org.o7planning.tutorial.jdbc;

import java.sql.Connection;
import java.sql.DriverManager;
import java.sql.SQLException;

public class OracleConnUtils {

 // Kết nối vào ORACLE.
 public static Connection getOracleConnection() throws SQLException,
         ClassNotFoundException {
     String hostName = "localhost";
     String sid = "db11g";
     String userName = "simplehr";
     String password = "simplehr";

     return getOracleConnection(hostName, sid, userName, password);
 }

 public static Connection getOracleConnection(String hostName, String sid,
         String userName, String password) throws ClassNotFoundException,
         SQLException {

     // Khai báo class Driver cho DB Oracle
     // Việc này cần thiết với Java 5
     // Java6 tự động tìm kiếm Driver thích hợp.
     // Nếu bạn dùng Java6, thì ko cần dòng này cũng được.
     Class.forName("oracle.jdbc.driver.OracleDriver");

     // Cấu trúc URL Connection dành cho Oracle
     // Ví dụ: jdbc:oracle:thin:@localhost:1521:db11g
     String connectionURL = "jdbc:oracle:thin:@" + hostName + ":1521:" + sid;

     Connection conn = DriverManager.getConnection(connectionURL, userName,
             password);
     return conn;
 }
}
MySQLConnUtils.java
package org.o7planning.tutorial.jdbc;

import java.sql.Connection;
import java.sql.DriverManager;
import java.sql.SQLException;

public class MySQLConnUtils {

 // Kết nối vào MySQL.
 public static Connection getMySQLConnection() throws SQLException,
         ClassNotFoundException {
     String hostName = "localhost";

     String dbName = "simplehr";
     String userName = "root";
     String password = "1234";

     return getMySQLConnection(hostName, dbName, userName, password);
 }

 public static Connection getMySQLConnection(String hostName, String dbName,
         String userName, String password) throws SQLException,
         ClassNotFoundException {
     // Khai báo class Driver cho DB MySQL
     // Việc này cần thiết với Java 5
     // Java6 tự động tìm kiếm Driver thích hợp.
     // Nếu bạn dùng Java6, thì ko cần dòng này cũng được.
     Class.forName("com.mysql.jdbc.Driver");

     // Cấu trúc URL Connection dành cho Oracle
     // Ví dụ: jdbc:mysql://localhost:3306/simplehr
     String connectionURL = "jdbc:mysql://" + hostName + ":3306/" + dbName;

     Connection conn = DriverManager.getConnection(connectionURL, userName,
             password);
     return conn;
 }
}
SQLServerConnUtils_JTDS.java
package org.o7planning.tutorial.jdbc;

import java.sql.Connection;
import java.sql.DriverManager;
import java.sql.SQLException;

public class SQLServerConnUtils_JTDS {


 // Kết nối vào SQLServer.
 // (Sử dụng thư viện điều khiển JTDS)
 public static Connection getSQLServerConnection()
         throws SQLException, ClassNotFoundException {
     String hostName = "localhost";
     String sqlInstanceName = "SQLEXPRESS";
     String database = "simplehr";
     String userName = "sa";
     String password = "1234";

     return getSQLServerConnection(hostName, sqlInstanceName, database,
             userName, password);
 }


 // Trường hợp sử dụng SQLServer.
 // Và thư viện JTDS.
 public static Connection getSQLServerConnection(String hostName,
         String sqlInstanceName, String database, String userName,
         String password) throws ClassNotFoundException, SQLException {
     // Khai báo class Driver cho DB SQLServer
     // Việc này cần thiết với Java 5
     // Java6 tự động tìm kiếm Driver thích hợp.
     // Nếu bạn dùng Java6, thì ko cần dòng này cũng được.
     Class.forName("net.sourceforge.jtds.jdbc.Driver");

     // Cấu trúc URL Connection dành cho SQLServer
     // Ví dụ:
     // jdbc:jtds:sqlserver://localhost:1433/simplehr;instance=SQLEXPRESS
     String connectionURL = "jdbc:jtds:sqlserver://" + hostName + ":1433/"
             + database + ";instance=" + sqlInstanceName;

     Connection conn = DriverManager.getConnection(connectionURL, userName,
             password);
     return conn;
 }

}
SQLServerConnUtils_SQLJDBC.java
package org.o7planning.tutorial.jdbc;

import java.sql.Connection;
import java.sql.DriverManager;
import java.sql.SQLException;

public class SQLServerConnUtils_SQLJDBC {

 // Kết nối vào SQLServer.
 // (Sử dụng thư viện điều khiển SQLJDBC)
 public static Connection getSQLServerConnection()
         throws SQLException, ClassNotFoundException {
     String hostName = "localhost";
     String sqlInstanceName = "SQLEXPRESS";
     String database = "simplehr";
     String userName = "sa";
     String password = "1234";

     return getSQLServerConnection(hostName, sqlInstanceName,
             database, userName, password);
 }

 // Trường hợp sử dụng SQLServer.
 // Và thư viện SQLJDBC.
 public static Connection getSQLServerConnection(String hostName,
         String sqlInstanceName, String database, String userName,
         String password) throws ClassNotFoundException, SQLException {
     // Khai báo class Driver cho DB SQLServer
     // Việc này cần thiết với Java 5
     // Java6 tự động tìm kiếm Driver thích hợp.
     // Nếu bạn dùng Java6, thì ko cần dòng này cũng được.
     Class.forName("com.microsoft.sqlserver.jdbc.SQLServerDriver");

     // Cấu trúc URL Connection dành cho SQLServer
     // Ví dụ:
     // jdbc:sqlserver://ServerIp:1433/SQLEXPRESS;databaseName=simplehr
     String connectionURL = "jdbc:sqlserver://" + hostName + ":1433"
             + ";instance=" + sqlInstanceName + ";databaseName=" + database;

     Connection conn = DriverManager.getConnection(connectionURL, userName,
             password);
     return conn;
 }

}
ODBCConnUtils.java
package org.o7planning.tutorial.jdbc;

import java.sql.Connection;
import java.sql.DriverManager;
import java.sql.SQLException;

public class ODBCConnUtils {

  // Lấy ra kết nối vào ODBC Data Source có tên "simplehr-ds".
  public static Connection getJdbcOdbcConnection() throws SQLException,
          ClassNotFoundException {
      String odbcDataSourceName = "simplehr-ds";
      String userName = "simplehr";
      String password = "simplehr";
      return getJdbcOdbcConnection(odbcDataSourceName, userName, password);
  }

  public static Connection getJdbcOdbcConnection(String odbcDataSourceName,
          String userName, String password) throws SQLException,
          ClassNotFoundException {

      // Khai báo class Driver (Cầu nối Jdbc-Odbc)
      // Việc này cần thiết với Java 5
      // Java6 tự động tìm kiếm Driver thích hợp.
      // Nếu bạn dùng Java6, thì ko cần dòng này cũng được.
      Class.forName("sun.jdbc.odbc.JdbcOdbcDriver");

      // Cấu trúc URL Connection dành cho JDBC-ODBC
      String connectionURL = "jdbc:odbc:" + odbcDataSourceName;

      Connection conn = DriverManager.getConnection(connectionURL, userName,
              password);
      return conn;
  }
}
Bạn có thể thay đổi Class ConnectionUtils để sử dụng kết nối tới một Database nào đó quen thuộc. Và chạy class này để test kết nối.
Get connection ...
Get connection oracle.jdbc.driver.T4CConnection@5f54e92c
Done!
Chú ý: Nếu bạn sử dụng MySQL hoặc SQL Server mặc định 2 Database này chặn không cho phép kết nối vào nó từ một IP khác. Bạn cần cấu hình để cho phép điều này. Bạn có thể xem hướng dẫn trong tài liệu cài đặt và cấu hình MySQL, SQL Server trên o7planning.
Cài đặt và cấu hình MySQL Community:

Cài đặt và cấu hình SQL Server:

7. Sử dụng JDBC API truy vấn dữ liệu

Đây là hình ảnh dữ liệu trong bảng Employee. Chúng ta sẽ xem cách Java lấy ra dữ liệu thế nào thông qua một ví dụ:
ResultSet là một đối tượng Java, nó được trả về khi bạn truy vấn (query) dữ liệu. Sử dụng ResultSet.next() để di chuyển con trỏ tới các bản ghi tiếp theo (Di chuyển dòng). Tại một bản ghi nào đó bạn sử dụng các method ResultSet.getXxx() để lấy ra các giá trị tại các cột. Các cột được đánh với thứ tự 1,2,3,...
** ResultSet **
public String getString(int columnIndex) throws SQLException;
public boolean getBoolean(int columnIndex) throws SQLException;
public int getInt(int columnIndex) throws SQLException;
public double getDouble(int columnIndex) throws SQLException;

...

public String getString(String columnLabel) throws SQLException;
public boolean getBoolean(String columnLabel) throws SQLException;
public int getInt(String columnLabel) throws SQLException;
public double getDouble(String columnLabel) throws SQLException;

....
Ví dụ minh họa:
QueryDataExample.java
package org.o7planning.tutorial.jdbc.basic;

import java.sql.Connection;
import java.sql.ResultSet;
import java.sql.SQLException;
import java.sql.Statement;

import org.o7planning.tutorial.jdbc.ConnectionUtils;

public class QueryDataExample {

  public static void main(String[] args) throws ClassNotFoundException,
          SQLException {

      // Lấy ra đối tượng Connection kết nối vào DB.
      Connection connection = ConnectionUtils.getMyConnection();

      // Tạo đối tượng Statement.
      Statement statement = connection.createStatement();

      String sql = "Select Emp_Id, Emp_No, Emp_Name from Employee";

      // Thực thi câu lệnh SQL trả về đối tượng ResultSet.
      ResultSet rs = statement.executeQuery(sql);

      // Duyệt trên kết quả trả về.
      while (rs.next()) {// Di chuyển con trỏ xuống bản ghi kế tiếp.
          int empId = rs.getInt(1);
          String empNo = rs.getString(2);
          String empName = rs.getString("Emp_Name");
          System.out.println("--------------------");
          System.out.println("EmpId:" + empId);
          System.out.println("EmpNo:" + empNo);
          System.out.println("EmpName:" + empName);
      }
      // Đóng kết nối
      connection.close();
  }

}
Kết quả chạy ví dụ:
EmpId:7900
EmpNo:E7900
EmpName:ADAMS
--------------------
EmpId:7934
EmpNo:E7934
EmpName:MILLER

8. Các kiểu ResultSet

Bạn đã làm quen với ResultSet với các ví dụ phía trên. Mặc định các ResultSet khi duyệt dữ liệu chỉ có thể chạy từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Điều đó có nghĩa là với các ResultSet mặc định bạn không thể gọi:
  • ResultSet.previous() : Lùi lại một bản ghi.
  • Trên cùng một bản ghi không thể gọi ResultSet.getXxx(4) rồi mới gọi ResultSet.getXxx(2).
Việc cố tình gọi sẽ bị một Exception.
public  Statement createStatement(int resultSetType, int resultSetConcurrency)
       throws SQLException;

// Ví dụ:
Statement statement = connection.createStatement(
               ResultSet.TYPE_SCROLL_INSENSITIVE, ResultSet.CONCUR_READ_ONLY);

// ResultSet có thể cuộn (tiến lùi, sang trái sang phải).
ResultSet rs = statement.executeQuery(sql);
resultSetType
Ý nghĩa
TYPE_FORWARD_ONLY
- ResultSet chỉ cho phép duyệt từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Đây là kiểu mặc định của các ResultSet.
TYPE_SCROLL_INSENSITIVE
- ResultSet cho phép cuộn tiến lùi, sang trái, sang phải, nhưng không nhạy với các sự thay đổi dữ liệu dưới DB. Nghĩa là trong quá trình duyệt qua một bản ghi và lúc nào đó duyệt lại bản ghi đó, nó không lấy các dữ liệu mới nhất của bản ghi mà có thể bị ai đó thay đổi.
TYPE_SCROLL_SENSITIVE
- ResultSet cho phép cuộn tiến lùi, sang trái, sang phải, và nhạy cảm với sự thay đổi dữ liệu.
resultSetConcurrency
Ý nghĩa
CONCUR_READ_ONLY
- Khi duyệt dữ liệu với các ResultSet kiểu này bạn chỉ có thể đọc dữ liệu.
CONCUR_UPDATABLE
- Khi duyệt dữ liệu với các ResultSet kiểu này bạn chỉ có thể thay đổi dữ liệu tại nơi con trỏ đứng, ví dụ update giá trị cột nào đó.
ScrollableResultSetExample.java
package org.o7planning.tutorial.jdbc.basic;

import java.sql.Connection;
import java.sql.ResultSet;
import java.sql.SQLException;
import java.sql.Statement;

import org.o7planning.tutorial.jdbc.ConnectionUtils;

public class ScrollableResultSetExample {

  public static void main(String[] args) throws ClassNotFoundException,
          SQLException {

      // Lấy ra đối tượng Connection kết nối tới DB.
      Connection connection = ConnectionUtils.getMyConnection();

      // Tạo một đối tượng Statement
      // Có thể cuộn dữ liệu, nhưng không nhậy với các thay đổi dưới DB.
      // Con trỏ chỉ có khả năng đọc, không có khả năng update dữ liệu trong quá trình duyệt.
      Statement statement = connection.createStatement(
              ResultSet.TYPE_SCROLL_INSENSITIVE, ResultSet.CONCUR_READ_ONLY);

      String sql = "Select Emp_Id, Emp_No, Emp_Name from Employee";

      // Thực thi câu lệnh SQL trả về đối tượng ResultSet.
      ResultSet rs = statement.executeQuery(sql);

     
      // Nhẩy con trỏ tới cuối
      boolean last = rs.last();
     
      System.out.println("last : "+ last);
     
     
      if(last) {
          // Ghi ra thông tin bản ghi cuối.
          System.out.println("EmpId:" + rs.getInt(1));
          System.out.println("EmpNo:" + rs.getString(2));
          System.out.println("EmpName:" + rs.getString(3));
      }
     
     
      System.out.println("--------------------");
     
      // Nhẩy con trỏ lùi lại lần 1
      boolean previous =rs.previous();
      System.out.println("Previous 1: "+ previous);
     
      // Nhẩy lùi con trỏ lần 2
      previous =rs.previous();
      System.out.println("Previous 2: "+ previous);    
 
     
      // Duyệt trên kết quả trả về.
      while (rs.next()) {
          // Lấy dữ liệu cột 2
          String empNo = rs.getString(2);
          // Rồi mới lấy dữ liệu cột 1.
          int empId = rs.getInt(1);
         
          String empName = rs.getString("Emp_Name");
         
          System.out.println("--------------------");
          System.out.println("EmpId:" + empId);
          System.out.println("EmpNo:" + empNo);
          System.out.println("EmpName:" + empName);
      }
      // Đóng kết nối
      connection.close();
  }

}
Kết quả chạy ví dụ:
last : true
EmpId:7934
EmpNo:E7934
EmpName:MILLER
--------------------
Previous 1: true
Previous 2: true
--------------------
EmpId:7902
EmpNo:E7902
EmpName:FORD
--------------------
EmpId:7934
EmpNo:E7934
EmpName:MILLER

9. Ví dụ Insert dữ liệu

InsertDataExample.java
package org.o7planning.tutorial.jdbc.basic;

import java.sql.Connection;
import java.sql.SQLException;
import java.sql.Statement;

import org.o7planning.tutorial.jdbc.ConnectionUtils;

public class InsertDataExample {

  public static void main(String[] args) throws ClassNotFoundException,
          SQLException {

      // Lấy ra kết nối tới cơ sở dữ liệu.
      Connection connection = ConnectionUtils.getMyConnection();

      Statement statement = connection.createStatement();

      String sql = "Insert into Salary_Grade (Grade, High_Salary, Low_Salary) "
              + " values (2, 20000, 10000) ";

      // Thực thi câu lệnh.
      // executeUpdate(String) sử dụng cho các loại lệnh Insert,Update,Delete.
      int rowCount = statement.executeUpdate(sql);

      // In ra số dòng được trèn vào bởi câu lệnh trên.
      System.out.println("Row Count affected = " + rowCount);

  }
}
Kết quả chạy ví dụ:
Row Count affected = 1

10. PreparedStatement

PreparedStatement là một Interface con của Statement.

PreparedStatement sử dụng để chuẩn bị trước các câu lệnh SQL, và tái sử dụng nhiều lần, giúp cho chương trình thực hiện nhanh hơn.
PrepareStatementExample.java
package org.o7planning.tutorial.jdbc.pareparedstatement;

import java.sql.Connection;
import java.sql.PreparedStatement;
import java.sql.ResultSet;
import java.sql.SQLException;

import org.o7planning.tutorial.jdbc.ConnectionUtils;

public class PrepareStatementExample {

  public static void main(String[] args) throws ClassNotFoundException,
          SQLException {
      // Lấy ra kết nối tới cơ sở dữ liệu.
      Connection connection = ConnectionUtils.getMyConnection();

      // Tạo một câu SQL có 2 tham số (?)
      String sql = "Select emp.Emp_Id, emp.Emp_No, emp.Emp_Name, emp.Dept_Id from Employee emp "
              + " where emp.Emp_Name like ? and emp.Dept_Id = ? ";

      // Tạo một đối tượng PreparedStatement.
      PreparedStatement pstm = connection.prepareStatement(sql);

      // Sét đặt giá trị tham số thứ nhất (Dấu ? thứ nhất)        
      pstm.setString(1, "%S");
      // Sét đặt giá trị tham số thứ hai (Dấu ? thứ hai)
      pstm.setInt(2, 20);

      ResultSet rs = pstm.executeQuery();

      while (rs.next()) {
          System.out.println(" ---- ");
          System.out.println("EmpId : " + rs.getInt("Emp_Id"));
          System.out.println("EmpNo : " + rs.getString(2));
          System.out.println("EmpName : " + rs.getString("Emp_Name"));
      }
     
      System.out.println();
      System.out.println("Set other parameters ..");
     
      // Tái sử dụng PreparedStatement.
      // Sét đặt các tham số khác.
      pstm.setString(1, "KI%");
      pstm.setInt(2,10);
     
      // Thực thi câu lệnh truy vấn.
      rs = pstm.executeQuery();
     
      while (rs.next()) {
          System.out.println(" ---- ");
          System.out.println("EmpId : " + rs.getInt("Emp_Id"));
          System.out.println("EmpNo : " + rs.getString(2));
          System.out.println("EmpName : " + rs.getString("Emp_Name"));
      }
  }
}
Kết quả chạy ví dụ:
----
EmpId : 7566
EmpNo : E7566
EmpName : JONES
  ----
EmpId : 7876
EmpNo : E7876
EmpName : ADAMS

Set other parameters ...
  ----
EmpId : 7839
EmpNo : E7839
EmpName : KING

11. CallableStatement

CallableStatement được xây dựng để gọi một thủ tục (procedure) hoặc hàm (function) của SQL.
// Câu lệnh gọi thủ tục SQL trên Java
String sql = "{call procedure_name(?,?,?)}";

// Câu lệnh gọi một hàm SQL trên Java
String sql ="{? = call function_name(?,?,?)}";
Để làm ví dụ với CallableStatement chúng ta cần một hàm hoặc một thủ tục trong DB. Với Oracle, MySQL hoặc SQLServer bạn có thể tạo nhanh một thủ tục như dưới đây:
ORACLE
Get_Employee_Info
-- Thủ tục lấy ra thông tin của một nhân viên,
-- Truyền vào tham số p_Emp_ID  (Integer)
-- Có 4 tham số đầu ra v_Emp_No, v_First_Name, v_Last_Name, v_Hire_Date

Create Or Replace Procedure Get_Employee_Info(p_Emp_Id     Integer
                                            ,v_Emp_No     Out Varchar2
                                            ,v_First_Name Out Varchar2
                                            ,v_Last_Name  Out Varchar2
                                            ,v_Hire_Date  Out Date) Is
Begin
  v_Emp_No := 'E' || p_Emp_Id;
  --
  v_First_Name := 'Michael';
  v_Last_Name  := 'Smith';
  v_Hire_Date  := Sysdate;
End Get_Employee_Info;
MySQL
Get_Employee_Info
-- Thủ tục lấy ra thông tin của một nhân viên,
-- Truyền vào tham số p_Emp_ID  (Integer)
-- Có 4 tham số đầu ra v_Emp_No, v_First_Name, v_Last_Name, v_Hire_Date

CREATE PROCEDURE get_Employee_Info(p_Emp_ID     Integer,
                                    out       v_Emp_No        Varchar(50) ,
                                    out       v_First_Name    Varchar(50) ,
                                    Out       v_Last_name    Varchar(50) ,
                                    Out       v_Hire_date      Date)
BEGIN
  set v_Emp_No  = concat( 'E' , Cast(p_Emp_Id as char(15)) );
--
  set v_First_Name = 'Michael';
  set v_Last_Name  = 'Smith';
  set v_Hire_date  = curdate();
END
SQL Server
Get_Employee_Info
-- Thủ tục lấy ra thông tin của một nhân viên,
-- Truyền vào tham số p_Emp_ID  (Integer)
-- Có 4 tham số đầu ra v_Emp_No, v_First_Name, v_Last_Name, v_Hire_Date

CREATE PROCEDURE Get_Employee_Info
     @p_Emp_Id       Integer ,
     @v_Emp_No      Varchar(50)   OUTPUT,
     @v_First_Name  Varchar(50)   OUTPUT,
     @v_Last_Name  Varchar(50)   OUTPUT,
     @v_Hire_Date    Date             OUTPUT
AS
BEGIN
     set @v_Emp_No  =   'E' + CAST( @p_Emp_Id as varchar)  ;
     --
     set @v_First_Name = 'Michael';
     set @v_Last_Name  = 'Smith';
     set @v_Hire_date  = getdate();
END
CallableStatementExample.java
package org.o7planning.tutorial.jdbc.callablestatement;

import java.sql.CallableStatement;
import java.sql.Connection;
import java.sql.Date;
import java.sql.SQLException;

import org.o7planning.tutorial.jdbc.ConnectionUtils;

public class CallableStatementExample {

  public static void main(String[] args) throws ClassNotFoundException,
          SQLException {
      // Lấy ra kết nối tới cơ sở dữ liệu.
      Connection connection = ConnectionUtils.getMyConnection();

      // Câu lệnh gọi thủ tục (***)
      String sql = "{call get_Employee_Info(?,?,?,?,?)}";

      // Tạo một đối tượng CallableStatement.
      CallableStatement cstm = connection.prepareCall(sql);

      // Truyền tham số vào hàm (p_Emp_ID)
      // (Là dấu chấm hỏi thứ 1 trên câu lệnh sql ***)
      cstm.setInt(1, 10);

      // Đăng ký nhận giá trị trả về tại dấu hỏi thứ 2
      // (v_Emp_No)
      cstm.registerOutParameter(2, java.sql.Types.VARCHAR);        

      // Đăng ký nhận giá trị trả về tại dấu hỏi thứ 3
      // (v_First_Name)
      cstm.registerOutParameter(3, java.sql.Types.VARCHAR);

      // Đăng ký nhận giá trị trả về tại dấu hỏi thứ 4
      // (v_Last_Name)
      cstm.registerOutParameter(4, java.sql.Types.VARCHAR);

      // Đăng ký nhận giá trị trả về tại dấu hỏi thứ 5
      // (v_Hire_Date)
      cstm.registerOutParameter(5, java.sql.Types.DATE);

      // Thực thi câu lệnh
      cstm.executeUpdate();

      String empNo = cstm.getString(2);
      String firstName = cstm.getString(3);
      String lastName = cstm.getString(4);
      Date hireDate = cstm.getDate(5);

      System.out.println("Emp No: " + empNo);
      System.out.println("First Name: " + firstName);
      System.out.println("Last Name: " + lastName);
      System.out.println("Hire Date: " + hireDate);

  }
}
Kết quả chạy ví dụ:
Emp No : E10
First Name: Michael
Last Name: Smith
Hire Date: 2015-03-01

12. Điều khiển giao dịch (Transaction)

Giao dịch (Transaction) là một khái niệm quan trọng trong SQL.

Ví dụ người A chuyển một khoản tiền 1000$ vào tài khoản người B như vậy trong Database diễn ra 2 quá trình:
  • Trừ số dư tài khoản của người A đi 1000$
  • Thêm vào số dư tài khoản của người B 1000$.
Và giao dịch được gọi là thành công nếu cả 2 bước kia thành công. Ngược lại chỉ cần 1 trong hai bước hỏng là coi như giao dịch không thành công, phải rollback lại trạng thái ban đầu.
TransactionExample.java
package org.o7planning.tutorial.transaction;

import java.sql.Connection;
import java.sql.SQLException;

import org.o7planning.tutorial.jdbc.ConnectionUtils;

public class TransactionExample {

  private static void doJob1(Connection conn) {
      // Làm gì đó tại đây.
      // Insert update dữ liêu.
  }

  private static void doJob2(Connection conn) {
      // Làm gì đó tại đây.
      // Insert update dữ liêu.
  }

  public static void main(String[] args) throws ClassNotFoundException,
          SQLException {
      // Lấy ra kết nối tới cơ sở dữ liệu.
      Connection connection = ConnectionUtils.getMyConnection();

      // Sét đặt chế độ tự động Commit thành false
      // Để tự quản lý việc commit trên chương trình.
      connection.setAutoCommit(false);

      try {
          // Làm một việc gì đó liên quan tới DB.
          doJob1(connection);
          // Lamf nhiệm vụ thứ 2
          doJob2(connection);

          // Gọi method commit dữ liệu xuống DB.
          connection.commit();

      }
      // Có vấn đề gì đó lỗi xẩy ra.
      catch (Exception e) {
          e.printStackTrace();
          // Rollback dữ liệu
          connection.rollback();
      }

      // Đóng Connection.
      connection.close();
  }

}

13. Thực thi một lô lệnh (Batch)

BatchExample.java
package org.o7planning.tutorial.transaction;

import java.sql.Connection;
import java.sql.SQLException;
import java.sql.Statement;

import org.o7planning.tutorial.jdbc.ConnectionUtils;

public class BatchExample {

  public static void main(String[] args) throws SQLException,
          ClassNotFoundException {

      Connection conn = ConnectionUtils.getMyConnection();

      try {
          // Create statement object
          Statement stmt = conn.createStatement();

          // Set auto-commit to false
          conn.setAutoCommit(false);

          // Create SQL statement
          // Tạo câu lệnh Insert dữ liệu vào bảng Employee
          String sql1 = "Update Employee emp set emp.Salary = emp.Salary + 100 "
                  + " where emp.Dept_Id = 10 ";
          // Add above SQL statement in the batch.
          // Thêm câu lệnh SQL trên vào lô
          stmt.addBatch(sql1);

          // Create one more SQL statement
          String sql2 = "Update Employee emp set emp.Salary = emp.Salary + 20 "
                  + " where emp.Dept_Id = 20 ";
          // Add above SQL statement in the batch.
          // Thêm vào lô
          stmt.addBatch(sql2);

          // Create one more SQL statement
          String sql3 = "Update Employee emp set emp.Salary = emp.Salary + 30 "
                  + " where emp.Dept_Id = 30 ";
          // Add above SQL statement in the batch.
          // Thêm vào lô
          stmt.addBatch(sql3);

          // Create an int[] to hold returned values
          int[] counts = stmt.executeBatch();

          System.out.println("Sql1 count = " + counts[0]);
          System.out.println("Sql2 count = " + counts[1]);
          System.out.println("Sql3 count = " + counts[2]);

          // Explicitly commit statements to apply changes
          conn.commit();
      } catch (Exception e) {
          e.printStackTrace();
          conn.rollback();
      }
  }

}
Kết quả chạy ví dụ:
Sql1 count = 2
Sql2 count = 5
Sql3 count = 7
BatchExample2.java
package org.o7planning.tutorial.transaction;

import java.sql.Connection;
import java.sql.Date;
import java.sql.PreparedStatement;
import java.sql.SQLException;
import java.util.UUID;

import org.o7planning.tutorial.jdbc.ConnectionUtils;

public class BatchExample2 {

  public static void main(String[] args) throws ClassNotFoundException,
          SQLException {

      Connection conn = ConnectionUtils.getMyConnection();

      try {
          String sql = "Insert into Timekeeper(Timekeeper_Id, Date_Time, In_Out, Emp_Id) "
                  + " values (?,?,?,?) ";
          // Create statement object
          PreparedStatement stmt = conn.prepareStatement(sql);

          // Set auto-commit to false
          conn.setAutoCommit(false);

          // Sét đặt các tham số.
          stmt.setString(1, UUID.randomUUID().toString());
          stmt.setDate(2, new Date(System.currentTimeMillis()));
          stmt.setString(3, "I");
          stmt.setInt(4, 7839);
          // Thêm vào lô.
          stmt.addBatch();

          // Sét đặt các giá trị tham số khác
          stmt.setString(1, UUID.randomUUID().toString());
          stmt.setDate(2, new Date(System.currentTimeMillis()));
          stmt.setString(3, "I");
          stmt.setInt(4, 7566);
          // Thêm vào lô.
          stmt.addBatch();
     

          // Create an int[] to hold returned values
          int[] counts = stmt.executeBatch();

          System.out.println("counts[0] = " + counts[0]);
          System.out.println("counts[1] = " + counts[1]);

          // Explicitly commit statements to apply changes
          conn.commit();
      } catch (Exception e) {
          e.printStackTrace();
          conn.rollback();
      }
  }

}
Kết quả chạy ví dụ:
counts[0] = 1
counts[1] = 1

Java cơ bản

Show More