Mục lục
Hướng dẫn và ví dụ Javascript Statusbar
Xem thêm các chuyên mục:

Là một website được viết trên công nghệ web Flutter vì vậy hỗ trợ rất tốt cho người học, kể cả những người học khó tính nhất.
Hiện tại website đang tiếp tục được cập nhập nội dung cho phong phú và đầy đủ hơn. Mong các bạn nghé thăm và ủng hộ website mới của chúng tôi.


Thuộc tính (property) window.statusbar trả về một đối tượng Statusbar đại diện cho thanh trạng thái (status bar) của trình duyệt, nó xuất hiện ở dưới cùng của trình duyệt. Tuy nhiên hầu như bạn không thể tương tác với Statusbar thông qua Javascript vì nó có rất ít API cho bạn.
window.statusbar
// Or simple:
statusbar
Xu thế của các trình duyệt hiện đại là làm cho cửa sổ Viewport càng rộng càng tốt, vì vậy chúng bỏ đi các thành phần khác như Statusbar, hoặc làm nhỏ Menubar...
Hình ảnh minh họa giao diện cổ điển của Firefox 1.0 với đầy đủ các thành phần Menubar, Statusbar, Toolbar,..

Hình ảnh minh họa Firefox hiện đại, rất nhiều thành phần đã được loại bỏ, hoặc bị làm nhỏ lại để tiết kiệm không gian:

Với các trình duyệt hiện đại, bạn chỉ thấy thanh trạng thái xuất hiện khi người dùng di chuyển chuột trên bề mặt của một liên kết.

statusbar.visible
Thuộc tính (property) statusbar.visible trả về true nếu thanh trạng thái (status bar) đang hiển thị trên trình duyệt. Tuy nhiên đây là thuộc tính không đáng tin cậy, bạn nhận được một giá trị true không có nghĩa là bạn đang nhìn thấy thanh trạng thái.

statusbar-example.html
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>Statusbar</title>
<meta charset="UTF-8">
</head>
<body>
<h3>statusbar.visible</h3>
<br/><br/>
<button onclick="alert(statusbar.visible)">
alert(statusbar.visible)
</button>
</body>
</html>
Thuộc tính (property) status của đối tượng window giúp bạn thiết lập một nội dung văn bản hiển thị trên thanh trạng thái. Theo mặc định, vì lý do bảo mật hầu hết các trình duyệt đều vô hiệu hóa tính năng này đối với JavaScript. Tuy nhiên nếu người dùng muốn họ có thể bật (enable) tính năng này cho JavaScript bằng cách vào "Tùy Chọn" của trình duyệt.

Người dùng trước khi nhấn vào một liên kết họ thường di chuyển chuột trên bề mặt của liên kết để xem trước địa chỉ của liên kết đó đang hiển thị ở thanh trạng thái (status bar), và chỉ nhấn vào liên kết này khi họ cảm thấy an toàn. Một số website có thể lợi dụng window.status để hiển thị một nội dung giả mạo.