openplanning

Hướng dẫn và ví dụ Flutter Tween

  1. Tween
  2. Tween classes
  3. Tween constructor
  4. transform(t)
  5. lerp(t)

1. Tween

Trong Flutter, lớp Tween cố gắng mô phỏng một "phép nội suy tuyến tính" (linear interpolation), vậy trước khi nói về nó chúng ta cần làm rõ khái niệm nội suy và nội suy tuyến tính.
Nội suy là quá trình ước tính các điểm dữ liệu chưa biết nằm giữa các điểm dữ liệu đã biết.
Để đơn giản hãy nhìn vào hình minh hoạ dưới đây, đường cong mầu hồng bao gồm các điểm dữ liệu thực tế, tuy nhiên chúng ta chỉ biết một vài điểm dữ liệu thực tế (mầu đỏ). Câu hỏi đặt ra là làm sao chúng ta có thể ước lượng được các điểm khác?
Phương pháp nội suy tuyến tính của Newton nói rằng hãy nối các điểm có toạ độ X tăng dần để tạo ra một đường gấp khúc (Mầu xanh) và bạn có thể ước lượng được các điểm dữ liệu khác.
Theo hình minh hoạ ở trên, P là một điểm nằm trên đường gấp khúc (mầu xanh), được ước lượng theo phương pháp nội suy tuyến tính, còn P* là điểm dữ liệu thực tế, rõ ràng có một chút sai số (error).
Tweet<T>
Quay trở lại với lớp Tweet<T>, nó mô phỏng một nội suy tuyến tính với 2 điểm dữ liệu đã biết (điểm bắt đầu và điểm kết thúc). Trường hợp này đường gấp khúc chỉ là một đoạn thẳng.
const Offset(
    double dx,
    double dy
)
Như thường lệ chúng ta bắt đầu với một ví dụ đơn giản: Một Tweet<T> với tham số <T> là kiểu Offset. Trong thời gian từ 0 đến 1, một vật thể di chuyển đều trên một đường thẳng từ vị trí P0(2,10) đến vị trí P1(20,4). Chúng ta có thể tính toán được vị trí của vật thể tại bất cứ thời điểm nào.
Tween<Offset> tween = Tween<Offset>(begin: Offset(2, 10), end: Offset(20,4));

var times = [0.0, 0.25, 0.5, 0.75, 1.0];

for(var t in times) {
    Offset point = tween.transform(t);
    print("t = " + t.toString() +". x/y = " + point.dx.toString() +"/" + point.dy.toString());
}
Output:
I/flutter (22119): t = 0.0. x/y = 2.0/10.0
I/flutter (22119): t = 0.25. x/y = 6.5/8.5
I/flutter (22119): t = 0.5. x/y = 11.0/7.0
I/flutter (22119): t = 0.75. x/y = 15.5/5.5
I/flutter (22119): t = 1.0. x/y = 20.0/4.0
Như vậy chỉ cần cung cấp 2 điểm dữ liệu, Tweet<T> sẽ ước lượng được rất nhiều điểm dữ liệu khác, chúng có thể được sử dụng như các trạng thái khác nhau trong một quá trình hoạt hình.

2. Tween classes

Hệ thống phân cấp các lớp:
Danh sách các lớp hậu duệ của Tween:
  • AlignmentGeometryTween
  • AlignmentTween
  • BorderRadiusTween
  • BorderTween
  • BoxConstraintsTween
  • ColorTween
  • ConstantTween
  • DecorationTween
  • EdgeInsetsGeometryTween
  • EdgeInsetsTween
  • FractionalOffsetTween
  • IntTween
  • MaterialPointArcTween
  • Matrix4Tween
  • RectTween
    1. MaterialRectArcTween
    2. MaterialRectCenterArcTween
  • RelativeRectTween
  • ReverseTween
  • ShapeBorderTween
  • SizeTween
  • StepTween
  • TextStyleTween
  • ThemeDataTween
Lớp Tweet<T> có khá nhiều các lớp con, một số lớp con được tạo ra cho các kiểu cụ thể của tham số <T>. Chẳng hạn: Lớp AlignmentGeometryTween mở rộng từ Tween<AlignmentGeometry>, là một phép nội suy tuyến tính giữa 2 AlignmentGeomery.

3. Tween constructor

Tween<T extends dynamic>(
  {T? begin,
  T? end}
)
TODO

4. transform(t)

TODO

5. lerp(t)

TODO

Các hướng dẫn lập trình Flutter

Show More