openplanning

Hướng dẫn sử dụng Intent trong Android

  1. Intent là gì?
  2. Các loại Intent
  3. Intent tường minh
  4. Bộ lọc Intent (Intent Filter)
  5. Intent không tường minh

1. Intent là gì?

Intent (ý định) là những tin nhắn không đồng bộ cho phép các thành phần ứng dụng yêu cầu chức năng từ các thành phần Android khác. Intents cho phép bạn tương tác với các thành phần từ các ứng dụng như nhau cũng như với các thành phần đóng gói trong một ứng dụng khác. Ví dụ, một Activity có thể gọi một Activity bên ngoài để chụp ảnh.
intent là đối tượng của lớp android.content.Intent. Mã của bạn có thể gửi Intent vào hệ thống Android với chỉ định thành phần mục tiêu gửi đến.

Ví dụ thông qua phương thức startActivity(), bạn có thể định nghĩa một Intent sử dụng để gọi chạy một Activity khác. Tại Activity mục tiêu, thông qua phương thức startActivity() bạn có thể xác định được ý định của người gửi đến để khởi động (start) Activity này.

Một Intent có thể chứa dữ liệu thông qua một Bundle. Dữ liệu này có thể được sử dụng bởi các thành phần tiếp nhận.
Intent có thể sử dụng để:
  • Bắt đầu một Activity
  • Bắt đầu một Activity con.
  • Bắt đầu một dịch vụ (Service).

Sau khi tìm hiểu về Intent bạn có thể tìm hiểu chi tiết về Android Service tại:

2. Các loại Intent

Android hỗ trợ 2 loại IntentIntent tường minh (explicit) và Intent không tường minh (implicit).

Một ứng dụng có thể xác định thành phần mục tiêu một cách trực tiếp vào Intent (mục tiêu được yêu cầu là rõ ràng) hoặc yêu cầu hệ thống Android đánh giá các thành phần đã đăng ký trên dữ liệu đích để chọn ra một cái để gửi yêu cầu đến (Intent không tường minh).

3. Intent tường minh

Intent tường minh (Explicit intents): Là những ý định (intent) chỉ định rõ ràng tên của các thành phần mục tiêu để xử lý; trong đó, trường mục tiêu (tùy chọn) được sét một giá trị cụ thể thông qua các phương thức setComponent() hoặc setClass().
Ví dụ tạo Intent:
// Tạo một Intent với mục tiêu là GreetingActivity.
// Intent(FirstActivity, SecondActivity.class)
Intent intent = new Intent(this,GreetingActivity.class);

// Các dữ liệu gửi kèm
intent.putExtra("firstName",firstName);
intent.putExtra("lastName", lastName);

// Yêu cầu start Activity chỉ định trong Intent.
// (Không cần phản hồi từ Activity được gọi)
this.startActivity(intent);


// Yêu cầu start Activity và sẽ có phản hồi từ Activity được gọi.
this.startActivityForResult(intent, MY_REQUEST_CODE);
Hoặc:
// Sử dụng Bundle cách 1.
Intent mIntent = new Intent(this, GreetingActivity.class);
Bundle extras = mIntent.getExtras();
extras.putString("firstName", "<firstName>");
extras.putString("látName", "<lastName>");

// Sử dụng Bundle cách 2.
Intent mIntent2 = new Intent(this, GreetingActivity.class);
Bundle mBundle = new Bundle();
mBundle.putString("firstName", "<firstName>");
mBundle.putString("látName", "<lastName>");
mIntent2.putExtras(mBundle);

// Cách 3:
// Sử dụng putExtra(), phương thức gọi tắt của Intent.
Intent mIntent3 = new Intent(this, GreetingActivity.class);
mIntent3.putExtra("firstName", "<firstName>");
mIntent3.putExtra("látName", "<lastName>");
Tại Activity mục tiêu:
Intent intent = this.getIntent();

String firstName= intent.getStringExtra("firstName");
String lastName = intent.getStringExtra("lastName");

// Hoặc
Bundle extras = this.getIntent().getExtras();

String firstName1 = extras.getString("firstName");
String lastName2  = extras.getString("lastName");
OK, bạn có thể xem các ví dụ minh họa đơn giản dưới đây:

4. Bộ lọc Intent (Intent Filter)

Khi bạn tạo mới một Activity hoặc một Service, bạn cần phải khai báo nó với AndroidManifest.xml, thông thường khi bạn tạo chúng với sự trợ giúp của wizard trong Android Studio mã đăng ký tự động được tạo ra trong AndroidManifest.xml. Ví dụ:
Bạn có thể nhận thấy trong khai báo Activity trên AndroidManifest.xml có thể có thẻ <intent-filter>, thẻ này dùng chỉ rõ các loại Intent gửi tới nó (Activity) mà nó có thể chấp nhận.
Khi bạn tạo ra một ý định ngầm (Implicit Intent), hệ thống Android sẽ tìm kiếm các thành phần thích hợp để start bằng cách so sánh nội dung của ý định (Intent) với các bộ lọc ý định khai báo trong file manifest của ứng dụng khác trên thiết bị. Nếu Intent phù hợp với một bộ lọc Intent, hệ thống khởi động thành phần đó và truyền vào đối tượng Intent.
Ví dụ:
** AndroidManifest.xml **
.....

<activity android:name=".HelloWorld"
   android:label="@string/app_name">
   <intent-filter>
       <action android:name="android.intent.action.VIEW"/>
       <category android:name="android.intent.category.DEFAULT"/>
       <category android:name="android.intent.category.BROWSABLE"/>
       <data android:scheme="http" android:host="o7planning.org"/>
   </intent-filter>
</activity>

...
Ví dụ tạo một Intent không tường minh có thể gọi tới Activity trên (Nó phù hợp với bộ lọc Intent).
// Một Intent không tường minh, yêu cầu xem một URL
// Một đường dẫn URL vốn là thứ thường được xem trên trình duyệt.
// Intent này phù hợp với HelloWorld activity ở trên.

Intent intent = new Intent (Intent.ACTION_VIEW, Uri.parse("http://o7planning.org"));
startActivity(intent);

5. Intent không tường minh

Intent không tường minh (Implicit Intents): Là những ý định (intent) không chỉ định rõ một mục tiêu thành phần, nhưng bao gồm đầy đủ thông tin cho hệ thống để xác định các thành phần có sẵn là tốt nhất để chạy cho mục đích đó. Hãy xem xét một ứng dụng liệt kê các nhà hàng có sẵn ở gần bạn. Khi bạn bấm vào một tùy chọn nhà hàng cụ thể, ứng dụng sẽ hỏi một ứng dụng khác để hiển thị các tuyến đường đến nhà hàng đó. Để đạt được điều này, nó có thể gửi một ý định rõ ràng trực tiếp đến các ứng dụng Google Maps, hoặc gửi ý định ngầm, ý định sẽ được chuyển giao cho bất kỳ ứng dụng nào cung cấp các tính năng bản đồ (map) (chẳng hạn, Yahoo Maps).
Một số ví dụ với Intent không tường minh:
Một ví dụ với Intent không tường minh, khi bạn click vào một Button, ứng dụng gửi đến hệ thống Android yêu cầu chụp hình từ Camera và ghi file ảnh vào một thư mục.

Các hướng dẫn lập trình Android

Show More